399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Cũng là một trong những loại rủi ro không mong muốn của giao thông đường biển, mắc cạn rất thường xuyên xảy ra, đặc biệt đối với những chuyến hàng vận tải nội địa thì mức độ xảy ra càng cao hơn. Mắc cạn được hiểu đơn giản là sự cố mà tàu vướng phải mặt đất hay một chướng ngại vật nào đó khiến cho nó không thể di chuyển được, phải có một tác động từ phương tiện khác kéo ra mới có thể tiếp tục hành trình.
Theo quy định của bảo hiểm vận chuyển đường biển, những thiệt hại và tổn thất của tàu khi bị mắc cạn sẽ được chi trả bởi bảo hiểm. Tuy nhiên không phải trường hợp nào tàu vận chuyển đường biển bị mắc lại cũng đều được thanh toán bảo hiểm mà cần phải đảm bảo chính xác những điều kiện được liệt kê. Trường hợp mắc cạn mà tàu chạm vào mặt đất xong tiếp tục cuộc hành trình thì không được tính vào mắc cạn, hoặc những sự cố mắc cạn mà do chủ quan người điều khiển tàu cố ý chuyển hướng tàu vì một mục đích nào đó cũng không được xem là sự cố mắc cạn được tính bảo hiểm.
Chỉ những sự cố mắc cạn mà xảy ra một cách ngẫu nhiên, người điều khiển không thể đề phòng hay lường trước được thì khi đó có thiệt hại mới tính vào bảo hiểm. Khi mắc cạn có nhiều dạng tổn thất chẳng hạn như các hàng hóa trên tàu bị quá hạn do thời gian mắc cạn quá lâu, hoặc cũng có thể là hàng hóa khi bị mắc cạn sẽ không được bảo quản tốt dẫn đến những hư hỏng, cũng có thể là khi cứu hộ kéo tàu mắc cạn sẽ bị rơi rớt container. Và chi phí được bảo hiểm chi trả tổn thất bao gồm luôn chi phí cứu hộ khi tàu bị mắc cạn.